Trung tâm sàng lọc sơ sinh Bionet Việt Nam

Sàng lọc sơ sinh là chương trình thực hiện xét nghiệm cho các bé sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

 

Trung tâm sàng lọc sơ sinh

Bionet Việt Nam

Em bé bị bệnh Thalassemia ước mơ thành bác sĩ

09:41:3029/08/2014

     Căn bệnh thalassemia đã khiến cháu Nguyễn Quốc Công (ở Phú Yên) phải hạn chế chạy nhảy, đùa nghịch, không được chơi đùa nhiều với bạn. Trái lại Công phải thường xuyên truyền máu, gắn bó với bệnh viện như nhà mình.

       Căn bệnh thalassemia đã khiến cháu Nguyễn Quốc Công (ở Phú Yên) phải hạn chế chạy nhảy, đùa nghịch, không được chơi đùa nhiều với bạn. Trái lại Công phải thường xuyên truyền máu, gắn bó với bệnh viện như nhà mình. “Ở đó, có nhiều bạn, nhiều anh chị cùng tuổi hoặc hơn cháu, tháng nào mọi người cũng cùng nhau truyền máu. Các anh chị thường hỏi thăm cháu, nhường đồ chơi, đồ ăn cho cháu” – vì thế, cháu ước mơ trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho những người bị bệnh như mình.

                                  thalasemia. rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. dị tật bẩm sinh
                                                 Sống được nhờ máu người tình nguyện hiến
      Đã 10 tuổi, nhưng dáng người thấp, gầy, hơi xanh xao khiến ai cũng nghĩ Công nhỏ tuổi hơn thế nhiều. Mẹ Công – chị Bùi Thị Như Luyến cho biết: Lúc 3 tuổi, gia đình phát hiện ra cháu bị bệnh. Ban đầu, thấy con xanh xao, gầy gò, tôi cứ nghĩ con chậm lớn. Nhưng rồi, cháu không được lanh lợi như các bạn khác nên gia đình cho đi khám và biết là cháu bị bệnh.
      Lúc mới phát hiện, bác sĩ chỉ bảo Công bị thiếu máu và cần truyền máu. Gia đình cũng không ý thức được ngay đây là căn bệnh mãn tính hiểm nghèo. Lúc Công lên BV Truyền máu – huyết học TPHCM, gia đình chị Luyến mới hiểu cuộc đời con sẽ luôn phải gắn với BV. Nhà nghèo, nên gia đình chỉ cho Công lên được BV tỉnh truyền máu. Khi cần tiêm thải sắt hay yếu quá mới chuyển lên Viện Truyền máu – Huyết học TPHCM. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có máu để truyền cho Công. Có những đợt, hai mẹ con chị phải lưu lại BV gần 1 tuần để đợi có máu.“Có những lần, tôi phải nhờ các học viên ở BV hiến máu giúp con tôi. Nếu không có những người tình nguyện hiến máu, giờ không biết con tôi ra sao” – chị Luyến xúc động.
     Khi Công phát hiện bệnh, mẹ cũng đã sinh em bé thứ 2. Vì thế, mẹ rất lo khi các bác sĩ cho biết thalassemia là bệnh di truyền. Rất may là đến nay cháu bé thứ 2 đã 6 tuổi và xét nghiệm chưa phát hiện bệnh. Mong muốn lớn nhất của chị Luyến và gia đình lúc này là em bé này sẽ không bị như anh mình.
 
       Nếu không có những người hiến máu tình nguyện, những người bị bệnh thalassemia như Công sẽ không thể có cuộc sống bình thường

Ước mơ trở thành bác sĩ

       Bảy năm chống chọi với căn bệnh, cậu bé với gương mặt vô tư, đôi mắt trong sáng rất ý thức được về bệnh và sự vất vả của gia đình khi kiên trì theo đuổi chữa trị cho mình. Vì thế, khi được hỏi về ước mơ của mình, Công đã mạnh dạn bày tỏ mong muốn sau này được làm bác sĩ. “.. để cháu chữa khỏi bệnh hết cho tất cả các anh chị đang nằm BV, để không ai bị bệnh như cháu, không ai phải truyền máu nữa”. 
     Ở tuổi thứ 10, tương lai của bé Công còn rất dài ở phía trước. Cậu bé bề ngoài rụt rè nhưng bên trong lại mạnh mẽ và đầy nghị lực này vẫn đang hằng ngày cố gắng hết sức để duy trì sức khỏe của mình. Những bệnh nhân bị bệnh Thalassemia như Công rất cần những hỗ trợ từ phía người hiến máu tình nguyện, để cháu có thể được truyền máu, tiếp sức cho cuộc sống mỗi ngày. 
     Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TƯ: “Bệnh nhân Thalassemia có thể phát triển bình thường nếu được truyền đủ máu, thải sắt định kỳ. Thực tế ở nhiều nước cho thấy, những bệnh nhân này vẫn có những công việc rất tốt, vị trí xã hội như kỹ sư, bác sĩ, giảng viên đại học...

     Theo Giang Thanh- Báo Lao Động

 

Hỗ trợ trực tuyến
02466861304 0796188898
Thống kê truy cập

Lượng truy cập hiện tại: 1

Lượng truy cập trong ngày: 2524

Tổng lượng truy cập: 10501123

Trung tâm sàng lọc sơ sinh BIONET Việt Nam